Những sự thật có thể bạn chưa biết về động cơ tăng áp

Các hãng xe trên thị trường hiện nay bắt đầu chuyển hướng sang động cơ tăng áp. Đây là công nghệ hút khí cưỡng bức thay thế cho động cơ hút khí tự nhiên trước đây. Có thể nói rằng, động cơ turbo đã mở ra một thời đại công nghệ mới. Các hãng xe ca tụng, ví công nghệ này rất thần thánh với nhiều ưu điểm vượt trội: động cơ dung tích nhỏ hơn, công suất lớn, tiết kiệm nhiên liệu, momen xoắn đạt giá trị cao nhất ở vòng tua sớm, mức tiêu hao nhiên liệu ít hơn. Tuy nhiên có những sự thật mà mọi người chưa biết về động cơ turbo.

Turbo tăng áp có thật sự

Turbo tăng áp có thật sự “thần thánh” như quảng cáo hay không?

Sự thật có lẽ mọi người chưa biết về động cơ tăng áp

Bạn có nghĩ tại sao một số hãng xe nổi tiếng, trong đó có Ferrari lại công bố rằng họ không thích công nghệ tăng áp hay không? Nếu nhiều ưu điểm như vậy tại sao họ không chọn? Vậy động cơ tăng áp có thực sự hào nhoáng như những gì nó được marketting. Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu rõ hơn về turbo tăng áp.

Turbo tăng áp tiết kiệm nhiên liệu hơn – Không hẳn vậy!

Động cơ turbo tận dụng một phần khí thải của động cơ để làm quay tuabin nén khí vào, từ đó cung cấp được lượng khí nhiều hơn vào động cơ so với động cơ hút khí tự nhiên. Động cơ tăng áp chỉ bắt đầu hoạt động khi động cơ xe đạt đến 1 vòng tua nhất định, nói cách khác là khi lượng khí thải đủ nhiều thì có thể kéo được tuabin nén khí.

Có thể nhiều người lầm tưởng rằng khi động cơ turbo tăng áp đẩy không khí vào nhiều hơn thì động cơ tự động tăng tỉ số nén rồi sinh ra công suất lớn hơn. Khi không khí vào nhiều hơn thì xăng cũng được phun thêm vào buồng đốt và vì thế sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn – Đây là một nhận định sai hoàn toàn.

Động cơ ô tô luôn có tỉ lệ trộn không khí/xăng luôn ở mức 12.5:1 – 16:1. Nếu lượng không khí trong hỗn hợp trộn quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng block máy (Điều này sẽ làm mất công suất của máy).

Theo nguyên lý, khi bộ phận tăng áp hút khí vào nhiều hơn thì ECU (bộ xử lý trung tâm) cũng sẽ điều chỉnh lượng xăng phun vào xylanh nhiều hơn để “làm mát” buồng đốt. Một số bài test nhiên liệu đã chứng minh khi di chuyển ở tốc độ cao giữa 2 xe sử dụng động cơ turbo và hút khí tự nhiên có cùng mức công suất đầu ra thì chiếc xe sử dụng động cơ tăng áp dung tích nhỏ hơn lại tiêu thụ tương đương hay nhiều nhiên liệu hơn so với động cơ hút khí tự nhiên. Ở tốc độ thấp, sử dụng kỹ thuật chạy ép số (số cao, tua thấp) và chưa đến ngưỡng tăng áp can thiệp nhiều. Lúc này, không khí đưa vào buồng đốt ít, ECU cũng chưa cần điều chỉnh lượng xăng phun vào buồng đốt nhiều hơn. Khi đó turbo tăng áp hoạt động ở chế độ sinh công thấp và vì thế xe tiêu hao ít nhiên liệu.

Một trong những lý do khiến các hãng xe châu Âu luôn dẫn đầu trong cuộc đua phổ biến công nghệ tăng áp là vì họ luôn phải đáp ứng yêu cầu khắt khe về lượng khí thải. Nhưng ngược lại, chúng ta cũng không thể phủ nhận một điều là với điều kiện lưu thông ở tốc độ thấp trong đô thị thì động cơ tăng áp vẫn là lựa chọn hợp lý hơn giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Những sự thật có thể bạn chưa biết về động cơ tăng áp

Những sự thật có thể bạn chưa biết về động cơ tăng áp

Động cơ tăng áp cho cảm giác tốc độ tốt hơn – Chưa chắc là như vậy!

Nếu dựa vào thông số kỹ thuật của một chiếc xe sử dụng động cơ tăng áp và một chiếc xe hút khí tự nhiên thì chúng ta không quá khó để nhận ra những chiếc xe sử dụng turbo tăng áp luôn sở hữu công suất tối đa lớn hơn và mô men xoắn cực đại đạt được ở vòng tua sớm hơn nhiều so với động cơ hút khí tự nhiên.

Tuy nhiên, về lý thuyết thì điều này có nghĩa là xe sử dụng turbo tăng áp sẽ bốc và nhanh hơn. Nhưng sự thật luôn phũ phàng, từ lý thuyết đến thực tế là một chặng đường rất dài. Gia tốc và tốc độ tối đa chỉ là một phần nhỏ trong trải nghiệm về mặt tốc độ. Động cơ tăng áp phải tái sử dụng một phần khí xả để quay bộ phận tuabin, điều này làm giảm độ mạnh mẽ của tiếng pô xe, vì thế tiếng động cơ turbo không thể “lực” được như động cơ hút khí tự nhiên.

Nhược điểm lớn nhất của động cơ trang bị turbo đó chính là độ trễ. Mặc dù các hãng đã ra sức nghiên cứu để thu nhỏ độ trễ đến mức thấp nhất nhưng vẫn không tránh khỏi sự thật đáng buồn là động cơ tăng áp luôn đi kèm với độ trễ nhất định. Những xe sử dụng động cơ turbo luôn có 2 đồ thị biểu diễn công suất và mô men khác nhau, điều này cho chúng ta biết độ trễ chiếc xe đó ít hay nhiều.

Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng cao

Những thứ hiện đại thì luôn không rẻ, phụ kiện đi kèm cũng vậy. Có thể nói “hiện đại thì hại điện” không hề sai. Về độ bền thì những chiếc xe có trang bị động cơ turbo được các hãng thiết kế có tuổi đời tương đương với động cơ hút khí tự nhiên. Trong trường hợp xấu có hư hỏng xảy ra thì động cơ tăng áp tốn nhiều chi phí thay thế và sửa chữa hơn. Đây cũng là cái giá mà chúng tôi phải chấp nhận và đánh đổi.

Trước đây Ferrari đã hùng hồn tuyên bố rằng dòng xe sắp ra mắt lúc đó là chiếc siêu xe 488GTB không có độ trễ, thời gian đáp ứng được tức thì. Nhưng sau đó cũng phải tiết lộ rằng chiếc siêu xe 488 GTB được trang bị động cơ tăng áp kép vẫn có độ trễ nhất định là 0,7s. Đối với siêu xe tăng tốc từ 0-100km/h chỉ mất 3s thì 0,7s là một độ trễ cũng quá dài.

Turbo tăng áp - Công nghệ mới trong ngành công nghiệp ô tô

Turbo tăng áp – Công nghệ mới trong ngành công nghiệp ô tô

Khi sử dụng những chiếc xe được trang bị động cơ turbo thì mọi người không thể nào tránh được độ trễ của xe. Bài viết này chúng tôi chia sẻ để mọi người có cái nhìn chính xác hơn về động cơ turbo. Bên cạnh đó chúng ta cũng không thể phủ nhận những lợi ích mà động cơ mang lại: tiết kiệm nhiên liệu trong điều kiện chạy ở vận tốc thấp, bảo vệ môi trường, hạn chế tiếng ồn,…