
Tìm hiểu về turbo tăng áp và nguyên lý hoạt động của turbo
Khái niệm về Turbo tăng áp
Đây là một thiết bị cảm ứng cưỡng bức, dẫn động bằng tuabin, tăng công suất động cơ đốt trong nhờ việc đưa thêm không khí nén vào buồng đốt. Lợi ích của hoạt động này là đẻ giúp không khí nén vào xilanh nhiều hơn, tương đương việc nhiên liệu được đưa vào động cơ. Điều này giúp mỗi kỳ nổ của xylanh sẽ có sinh ra nhiều công suất hơn rất nhiều.
Các động cơ xe ô tô có trang bị turbo tăng áp sinh ra công suất nhiều hơn so với các động cơ cùng kích cỡ mà không trang bị turbo.
Nguyên lý hoạt động của turbo tăng áp như thế nào?
Bài viết này sẽ đi sâu vào việc giúp bạn hiểu chi tiết hơn về nguyên lý hoạt động của turbo.
Bạn đã biết về động cơ phản lực chưa? Nếu biết về nó, chắc chắn bạn đã hiểu được một nửa nguyên lý hoạt động của Turbo tăng áp rồi.
Động cơ phản lực hoạt động bằng cách hút không khí lạnh ở phía trước, ép nó vào trong khoang đốt cháy nguyên liệu, sau đó sẽ thổi không khí nóng ra phía đằng sau. Sau khi không khí nóng rời đi, động cơ sẽ lao qua tuabin dẫn động máy nén ở ngay trước động cơ. Có thể hiểu đây là cách để đẩy không khí vào trong động cơ đốt cháy nhiên liệu.

Turbo tăng áp – bộ phận giúp tăng sức mạnh trên xe hơi
Và thú vị rằng, nguyên lý hoạt động của động cơ turbo tăng áp cũng rất giống với động cơ phản lực trên piston. Sử dụng phần khí thải để dẫn động của tuabin, quay phần máy nén giúp đẩy không khí vào phần xylanh, giúp đốt nhiên liệu nhiều hơn ở các chu kỳ. Nhờ đó mà các xe ô tô có gắn tăng áp sẽ tạo công suất nhiều hơn, tốc độ chạy mượt mà và nhanh hơn rất nhiều so với các xe không gắn turbo.
Động cơ tăng áp hoạt động hiệu quả thế nào trong thực tế?
Hai quạt không khí (cánh quạt) đặt trên cùng trục kim loại, cả hai đều cùng nhau quay. Một trong hai cánh quạt này gọi là tuabin, được đặt trong luồng khí thải từ các xi lanh. Khi xi lanh thổi khí nóng qua cánh quạt khiến chúng quay và trục trung tâm cũng quay theo. Phần quạt thứ hai được gọi là máy nén, và vì nó cũng đặt trên trục tuabin nên khi này quay theo. Phần máy nén này gắn bên trong bộ hút gió của ô tô, khi máy nén quay, không khí được hút vào trong ô tô và ép chặt không khí vào các xi lanh.
Tuy nhiên khi nén khí vào xi lanh, không khí sẽ trở nên nóng hơn, cũng nhờ vậy mà nó ít đặc hơn, kém hiệu quả trong hoạt động đốt cháy nhiên liệu. Do đó, sẽ tốt hơn khi không khí được làm mát trước khi đưa vào ống xi lanh. Và để làm được điều đó, đầu ra từ phần máy nén cần đi qua phần trao đổi nhiệt để loại bỏ nhiệt thừa.
Bộ tăng áp turbo mang tới sức mạnh bổ sung nhưng không trực tiếp đến từ khí thải, thực tế ta chỉ khai thác một phần năng lượng trong khí thải để có thể điều khiển được máy nén, tạo cơ hội đốt cháy nhiều nhiên liệu trong mỗi giây.

Nguyên lý hoạt động của động cơ Turbo tăng áp
Những gì khí xả đang thực hiện chỉ là để cung cấp năng lượng cho bộ tăng áp, và nó không trực tiếp bổ sung sức mạnh cho xe ô tô. Bạn chỉ cần hiểu đơn giản là để cho các động cơ đốt cháy nhiên liệu ở tốc độ cao hơn, giúp nó trở nên mạnh mẽ hơn mà thôi.