Turbo tăng áp ô tô
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ tăng áp Turbo
Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu sâu hơn về động cơ turbo tăng áp phổ biến trên ô tô hiện nay nhé. Bao gồm:
– Không khí mát đi vào khí nạp của động cơ và hướng về phía máy nén của turbo.
– Cánh quạt máy nén có vai trò hút không khí vào.
– Máy nén áp suất cao ép và làm nóng không khí đi vào và thổi lại.
– Khí nóng sau đó được đi qua bộ trao đổi nhiệt, làm mát không khí.
– Không khí được làm mát tiếp tục đi vào khí nạp của xi lanh. Lượng oxy được bổ sung trong buồng đốt giúp đốt cháy nhiên liệu trong xi lanh với tốc độ nhanh hơn, mang lại hiệu suất tốt hơn.
– Công được sinh ra do nhiệt lượng được truyền tới các bánh xe thông qua piston, trục và bánh răng.
– Trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, khí thải từ xi lanh thoát ra qua cửa xả, sau đó thổi qua quạt tuabin làm cho nó quay với tốc độ cao.
– Tuabin quay được thiết kế gắn trên cùng trục với máy nén. Do đó, khi tuabin quay thì kéo theo máy nén cũng quay. Từ đó khí thải rời khỏi xe, lãng phí ít năng lượng hơn so với bình thường và đặc biệt khí thải thân thiện với môi trường hơn.
Động cơ tăng áp có ưu – nhược điểm gì ?
Ngày nay, động cơ turbo tăng áp được ứng dụng phổ biến trên các loại động cơ, đặc biệt là trên xe hơi. Nhưng ngoài những ưu điểm vượt trội thì chúng vẫn còn tồn tại những nhược điểm đi kèm. Cùng chúng tôi tìm hiểu tiếp về vấn đề này nhé.
Ưu – Nhược điểm của turbo
Ưu điểm
Động cơ turbo tăng áp mang lại đến rất nhiều những lợi ích, chúng ta không thể bỏ qua những ưu điểm vượt trội sau:
– Động cơ turbo tăng áp sản sinh ra công lớn hơn trong cùng một động cơ có kích thước mà không cần thêm số lượng hay dung tích của xilanh.
– Turbo tăng áp là giải pháp giúp xe vừa nhỏ gọn hơn mà vẫn không làm ảnh hưởng đến hiệu suất của xe. Cụ thể đối với dòng xe 1.6L hút khí tự nhiên sản sinh công chỉ tương đương với động cơ turbo tăng áp 1.0L.
– Giúp xe tiết kiệm nhiên liệu hơn so với các loại động cơ thông thường khác.
– Xe hoạt động êm hơn, hạn chế tiếng ồn của động cơ.
– Khí thải của xe thân thiện với môi trường hơn, hạn chế ô nhiễm không khí.
Nhược điểm của động cơ turbo tăng áp
Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì động cơ turbo tăng áp vẫn còn tồn đọng một số những nhược điểm. Trong đó phải kể đến như:
– Cấu tạo phức tạp, khi hỏng hóc cần sửa chữa thì phải đòi hỏi đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn, tay nghề. Từ đó dẫn đến chi phí sửa chữa – bảo dưỡng cũng đắt hơn.
– Động cơ turbo tăng áp luôn có một độ trễ nhất định, mặc dù được các chuyên gia nghiên cứu và cải tiến nhưng không thể khắc phục được triệt để tình trạng độ trễ. Vì vậy, động cơ turbo thường phản ứng chậm hơn so với động cơ hút khi tự nhiên khoảng 0,5s. Để giảm thiểu độ trễ, hiện nay một số dòng xe sử dụng động cơ turbo tăng áp kép, động cơ siêu nạp,…
– Cách thức vận hành cũng phức tạp hơn, đặc biệt là đối với những vòng cua, nếu người lái không kiểm soát được độ trễ của xe thì rất có khả năng xe bị trơn trượt khi vào cua.
– Sử dụng động cơ turbo cần biết những vẫn đề này: Khi khởi động xe cần nổ máy ở chế độ không tải 2-3 phút để dầu động cơ bôi trơn tất cả các thiết bị. Khi dừng xe cần nổ máy sau 1-2 phút để dầu máy hồi về khoang chứa thì mới tắt máy,…
Động cơ turbo tăng áp cho ô tô
Như vậy mọi người đã hiểu hơn về động cơ tăng áp thông qua cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những ưu – nhược điểm của turbo rồi phải không nào. Trong trường hợp turbo có vấn đề, mọi người cần tìm đơn vị cung cấp linh kiện – phụ tùng để thay thế. Hãy liên hệ với VHP Auto – đơn vị tiên phong trên thị trường chuyên nhập khẩu và phân phối phụ tùng ô tô tại Việt Nam. Chúng tôi cam kết chất lượng sản phẩm, giá thành cạnh tranh, chính sách bảo hành – đổi trả rõ ràng. Quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn mua sản phẩm tại đây. Hotline: 0944.689.689 hỗ trợ tư vấn 24/7.