Tăng áp kép Bi-turbo và Twin-turbo khác nhau ra sao?

Bi-Turbo và Twin-turbo về cơ bản đều gọi là hệ thống tăng áp kép. Tức là 2 bộ tăng áp trong một động cơ. Tuy vậy nhưng thiết kế và nguyên lý hoạt động của Bi-turbo chưa chắc giống Twin-turbo. Các bạn hãy cùng Power Turbo tìm hiểu rõ hơn về hai thuật ngữ trên qua bài viết này nhé!

>> Tìm hiểu thêm: Các loại Turbo tăng áp cho động cơ ô tô hiện nay và ưu nhược điểm của chúng

Theo định nghĩa cũ thì động cơ tăng áp Bi-turbo có 2 bộ tăng áp, trong đó có một cái lớn và một cái nhỏ. Còn Twin-turbo thì cả 2 bộ tăng áp có kích cỡ bằng nhau. Đó là sự khác nhau cơ bản về thiết kế của Bi-turbo và Twin-turbo. Tuy nhiên, các hãng xe vẫn gọi loạn cả lên giữa Bi và Twin-turbo. Ví như trong trường hợp của Maserati, turbo của họ là loại Twin nhưng họ vẫn gọi tên động cơ thương mại là Biturbo.

Sơ đồ hoạt động của một hệ thống Bi-turbo
Sơ đồ hoạt động của một hệ thống Bi-turbo

Vậy nên các hãng xe hiện nay bắt đầu gọi chung các động cơ tăng áp kép là Twin-turbo. Trong đó, Twin-turbo sẽ được chia ra làm hai loại là Parallel (song song) và Sequential (tuần tự). Parallel chính là Twin-turbo của định nghĩa trước đây vì xài 2 cuộn tăng áp kích cỡ như nhau. Còn Sequential thì chính là Bi-turbo trong định nghĩa trước đây, 1 cuộn tăng áp nhỏ cho vòng tua thấp để giảm độ trễ và nếu vòng tua cao thì xài cả hai cuộn.

Động cơ Twin-turbo do Daimler sản xuất
Động cơ Twin-turbo do Daimler sản xuất

Hãng xe vẫn còn sài thuật ngữ “Bi-turbo” gần đây nhất chính là Ford với chiếc Everest 2018 bản cao nhất được trang bị động cơ diesel EcoBlue 2.0L Bi-turbo I4. Mặc dù chỉ có dung tích 2,0 lít, nhưng hiệu năng động cơ dầu tăng áp kép này mạnh hơn nhiều so với động cơ 3.2L Duratorq 5 xy-lanh trên Everest cũ. Cụ thể, công suất cực đại 210 mã lực ở 3.750 vòng/phút và mô-men xoắn tối đa 500Nm ở dài vòng tua rất thấp 1.750 – 2.000 vòng/phút.

Động cơ diesel EcoBlue 2.0L Bi-turbo I4 của Ford Everest 2018
Động cơ diesel EcoBlue 2.0L Bi-turbo I4 của Ford Everest 2018

Hệ thống nạp Bi-turbo mới của Ford nguyên lý hoạt động cũng như loại Sequential. Nó vẫn có hai cuôn tăng áp (turbocharger), 1 nhỏ và 1 lớn. Nhưng có sự khác biệt ở đây là hệ thống Bi-turbo của Everest 2018 có 3 pha hoạt động thay vì 2 pha thường thấy của loại tăng áp Sequential. Ở pha đầu tiên – dải vòng tua thấp khoảng dưới 1.500 vòng/phút, thì chỉ có bộ tăng áp nhỏ hoạt động nhằm giảm cảm giác trễ tăng áp. Cả hai bộ tăng áp nhỏ và lớn cùng hoạt động khi vòng tua của động cơ từ 1.500 vòng/phút đến 2.500 vòng/phút để cho mức mô men xoắn tốt nhất. Còn ở dải vòng tua cao trên 3.000 vòng/phút, cụm tăng áp nhỏ sẽ được ngắt và chỉ còn cụm tăng áp lớn hơn hoạt động.

>> Xem thêm: Sức mạnh động cơ 2.0L Bi Turbo Ford Everest Titanium